Giới thiệu

Khi Tài chính phi tập trung (DeFi) đang dần trở nên phổ biến trong thế giới tài chính, thì cũng là lúc xuất hiện rất nhiều các cá nhân và tổ chức lừa đảo dùng các phương pháp mới để lợi dụng những lỗ hổng của nền tảng này. DeFi là một môi trường đặc biệt, với nhiều rủi ro mất tiền và nhiều lỗ hổng cho các tác nhân xấu độc. Hơn nữa, ngành công nghiệp DeFi đang tràn ngập những ý tưởng mới và các dự án mới đang xuất hiện từng ngày.

Mặc dù sự tự do trong việc tiếp cận của blockchain giúp bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, phát triển hoặc khởi chạy các dự án trên chúng, nhưng nó cũng có một số nhược điểm. Bất kỳ ai cũng có thể đưa ra các dự án lừa đảo, và về mặt kỹ thuật, không có gì có thể ngăn cản các cá nhân và tổ chức thực hiện điều đó. Tuy nhiên, trong một cộng đồng, chúng ta cần hỗ trợ lẫn nhau để phát hiện một số đặc điểm nhất định giúp phát hiện các dự án vượt trội hay đó là những dự án với những chiêu trò quảng cáo.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá các cách phát hiện các dự án lừa đảo trong DeFi. 

Sirwin Ads - 970x90

Mục đích của dự án

Trong khi có rất nhiều dự án mang tính cách mạng trong không gian DeFi thì phần lớn các dự án chỉ đang cố kiếm tiền, lợi dụng sự cường điệu quá mức của nền tảng DeFi mà không hề có sự đổi mới hay mang tính ứng dụng nào.

Do đó, khi đánh giá một dự án, bạn cần đặt ra cho mình một số câu hỏi, chẳng hạn như:

  • Dự án này có thật sự mới và mang tính sáng tạo không?
  • Dự án này có thực sự đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế không?
  • Sự khác biệt giữa dự án này và các đối thủ của nó là gì?
  • Nó mang lại giá trị gì?

Những câu hỏi này nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn xác định xem dự án có đáng để đầu tư hay không.

Hoạt động của Đội ngũ Phát triển dự án

Vì DeFi được liên kết chặt chẽ với đặc tính của mã nguồn mở, bạn có thể xem các hoạt động của nhóm phát triển dự án. Do đó, nếu bạn có kiến ​​thức về code, bạn có thể xem qua các đoạn, dòng code của dự án. Với đặc tính là mã nguồn mở, nếu dự án thu hút được nhiều sự quan tâm, chắc chắn rằng nhiều người có thể tham gia, giám sát. Điều này rất có thể sẽ tiết lộ liệu dự án có gây hại hay không. Hơn nữa, bạn cũng có thể theo dõi xem các nhà phát triển có cập nhật mã thường xuyên hay không. Mặc dù các con số hay nội dung có thể bị thao túng, nhưng nó vẫn có thể được sử dụng để xác định xem liệu các nhà phát triển có nghiêm túc hay chỉ đang muốn kiếm một khoản tiền một cách nhanh chóng.

Sirwin Ads - 970x90

Kiểm toán, kiểm tra các hợp đồng thông minh

Kiểm toán là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều khi nói đến hợp đồng thông minh và DeFi. Mục đích của kiểm toán là để đảm bảo tính bảo mật của đoạn Code. Mặc dù thực tế việc kiểm toán là một thành phần quan trọng trong quá trình phát triển hợp đồng thông minh nhưng nhiều nhà phát triển khởi chạy code mà không thực hiện việc đó. Khi không được kiểm tra thì nguy cơ của việc sử dụng các hợp đồng này có thể tăng lên đáng kể.

Các cuộc kiểm toán thường tốn kém, do đó, các dự án thật thường sẽ phải chi trả cho các cuộc kiểm toán, trong khi các dự án lừa đảo thì không. Tuy nhiên, nếu một dự án được kiểm toán cũng không đồng nghĩa là nó hoàn toàn an toàn. Kiểm toán rất quan trọng, nhưng không có kiểm toán viên và đơn vị kiểm toán nào có thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của dự án. Do đó, bạn cần ghi nhớ những nguy hiểm khi bỏ tiền đầu tư vào các dự án và nền tảng hợp đồng thông minh.

Danh tính của người sáng lập, đứng đầu có rõ ràng không?

Quyền tự do ẩn danh trên Internet đã tác động sâu và rộng vào lĩnh vực tiền số.

Ví dụ: chúng ta vẫn chưa biết Satoshi Nakamoto thật sự là ai ngoài cái tên đã phát minh ra tiền số đầu tiên.

Có một rủi ro nữa liên quan đến những người sáng lập dự án, đó là tất cả họ đều ẩn danh. Rất có thể họ sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu bị phát hiện là những kẻ lừa đảo. Ngay cả khi các kỹ thuật phân tích on-chain ngày càng trở nên tiên tiến hơn để có thể minh bạch được các thông tin thì bạn cũng sẽ yên tâm hơn nếu thông tin của những người sáng lập được liên kết với danh tính trong thế giới thực của họ.

Thật ra, vẫn có những dự án hợp pháp do những người ẩn danh đứng đầu. Nhưng bạn vẫn cần phải xem xét danh tính, thông tin của những người sáng lập khi đánh giá một dự án.

Sirwin Ads - 970x90

Token Distribution Model (mô hình phân phối mã token) của dự án này như thế nào?

Khi nghiên cứu một dự án DeFi, mô hình kinh tế học token (token economics) là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Những kẻ lừa đảo có thể kiếm tiền bằng cách tăng giá mã token trong khi đang giữ một lượng lớn và sau đó bán nó trên thị trường. Hãy tưởng tượng một kịch bản rằng một nửa trong số nguồn cung lưu hành bị bán tháo, giá của mã token sẽ giảm mạnh và mất tất cả giá trị. Tuy nhiên, việc phân bổ lượng lớn mã token cho đội ngũ sáng lập không nhất thiết có nghĩa đây là dự án tồi, nó chỉ ngụ ý rằng có thể sẽ có một số vấn đề trong quá trình phát triển và thúc đẩy dự án.

Hơn nữa, ngoài việc phân bổ, bạn sẽ cần đặt ra một số câu hỏi về mô hình của dự án, chẳng hạn như:

  • Dự án có thực hiện một đợt bán pre-sale cho những người trong cuộc không, đó sẽ là những người nhận được một món hời tuyệt vời với giá mua rẻ và sau đó quảng cáo/thổi phồng về dự án trên phương tiện truyền thông xã hội?
  •  Đó có phải là một đợt ICO không?
  • Đây có phải là một hình thức gọi vốn crowdfunding thông qua hình thức chào bán token trên các sàn giao dịch Crypto với tên gọi IEO, điều này có phải dự án đang lợi dụng danh tiếng của sàn để đánh bóng dự án?
  • Dự án có đang phát hành token thông qua một đợt airdrop hay không, vì điều này sẽ tạo ra nhiều áp lực bán không?

Có rất nhiều điều cần xem xét khi nói đến chiến lược phân phối mã token. Trong nhiều tình huống, việc thu thập thông tin này thực sự là một thách thức khó khăn, khi thiếu tính minh bạch thì đó có thể là một tín hiệu đáng nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem xét toàn bộ dự án, bạn cần thu thập các thông tin về việc phân phối mã token.

Các dự án có lừa đảo dưới dạng thoái vốn hoặc chốt lời?

Khai thác lợi suất (yield farming) hay còn được biết đến là khai thác thanh khoản (liquidity mining) là một kỹ thuật mới được sử dụng cho các dự án Defi khi chúng khởi chạy. Nó được nhiều dự án DeFi gần đây sử dụng vì có thể giúp dự án đạt được các chỉ số phân phối token tích cực. Đây là khái niệm mô tả việc người dùng đưa tiền vào các hợp đồng thông minh để đổi lấy một phần mã token mới được mint. Bạn có thể đoán được hậu quả khi gặp phải các dự án lừa đảo. Chúng sẽ lấy số tiền bạn đã gửi trong bể thanh khoản (liquidity pool) và biến mất.

Ngoài ra, có những altcoin mới được đưa lên các công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) như Uniswap và Sushiswap. Nếu nhóm dự án cung cấp một lượng thanh khoản đáng kể cho các cặp giao dịch trên AMM thì sau đó họ có thể bán tháo các mã token đó làm cho giá mã token giảm xuống bằng 0 hoặc gỡ bỏ lượng thanh khoản đã cung cấp ban đầu. Hình thức này còn được gọi là rug pull – thuật ngữ ám chỉ khi một nhóm phát triển đột ngột từ bỏ dự án sau khi huy động vốn từ nhà đầu tư.

Kết luận

Mặc dù có rất nhiều cách để giúp phát hiện một dự án lừa đảo trong lĩnh vực tài chính phi tập trung, nhưng những cách thức được liệt kê ở trên được coi là phổ biến nhất để giúp bạn nhận biết. Hy vọng rằng, nội dung hướng dẫn này có thể giúp bạn xác định dự án nào là hợp pháp và dự án nào là lừa đảo.

Sirwin Ads - 300x250