Nước đi tới từ OpenAI – ChatGPT Plus
Trí tuệ nhân tạo (AI) thực chất từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của nhiều sản phẩm và dịch vụ hiện đại, từ các trợ lý ảo đến hệ thống tự động hóa và phân tích dữ liệu. Có thể kể đến Siri của Apple, Alexa của Amazon, hay bản thân các trình duyệt web như Google, các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube,.. đều sử dụng AI trong thuật toán gợi ý tìm kiếm của chúng.
Tuy nhiên cơn sốt về AI nổi lên sau sự xuất hiện của ChatGPT. ChatGPT là một mô hình trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi OpenAI, nó được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu và có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra các câu trả lời có logic. Đây là một công cụ hữu ích để hỗ trợ các tác vụ trò chuyện, tra cứu thông tin và đưa ra gợi ý về các vấn đề khác nhau.
Chỉ trong vòng 2 tháng khởi chạy, ChatGPT đã thu hút hàng trăm triệu người dùng. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải tại một số thời điểm. Vì lẽ đó, OpenAI đã không thể làm ngơ và “cho không” một sản phẩm tiềm năng lớn như thế này. Chính vì thế mà ChatGPT Plus ra đời. Với 20$/tháng, người dùng sở hữu ChatGPT Plus sẽ có ưu tiên được trả lời nhanh nhất và ngay lập tức. Ngoài ra, người dùng Plus cũng sẽ có cơ hội được trải nghiệm những tính năng mới độc đáo của ChatGPT.
ChatGPT Plus hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam! Tuy nhiên với những người dùng Việt Nam chỉ có nhu cầu dùng bản miễn phí thì hiện tại vẫn chưa khả dụng.
Bên cạnh các ứng dụng vào đời sống, làn sóng mang tên ChatGPT đến từ OpenAI cũng đã thổi một làn gió mới đến thị trường tiền điện tử, khi mà các dự án phát triển về lĩnh vực AI trong thị trường crypto cũng đã có một mức tăng trưởng khá ổn định, có thể kể tới như Fetch.AI (tăng hơn 125% trong 30 ngày qua) hoặc token $AGIX của dự án SingularityNET (có lúc tăng hơn 400%).
Cuộc Chiến Trong Lĩnh Vực AI
Tuy nhiên, như với bất kỳ sản phẩm trí tuệ nhân tạo nào khác, ChatGPT cũng đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ khác trong lĩnh vực này. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, các công ty và nhà nghiên cứu đang cố gắng cải thiện và phát triển các sản phẩm AI của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người dùng.
Bản thân ChatGPT cũng đã có những đối thủ cạnh tranh. Google đã phát triển BERT- một AI cũng có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và cung cấp các câu trả lời tự động. Amazon đã phát triển trợ lý ảo Alexa để tăng sự tương tác của khách hàng với hệ thống. IBM đã phát triển AI Watson để phân tích cảm xúc, dịch ngôn ngữ và nhận diện giọng nói. Và Microsoft đã phát triển trợ lý ảo Cortana để cải thiện năng suất của người dùng.
Ngoài những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp từ các công ty lớn ra, cũng có một vài dự án nhỏ khác cũng đi theo mô hình tương tự như ChatGPT có thể kể đến như: ChatSonic, BrancherAI, Tome, CopyLime, vv. Những startup này đang cạnh tranh với các công ty lớn bằng cách cung cấp các sản phẩm đổi mới và giá cả phải chăng hơn.
Ngoài ra, cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng đang diễn ra trong nhiều mảng khác nhau. Ví dụ như, Tesla, Google và Uber đang đầu tư mạnh vào phát triển xe tự động, sử dụng công nghệ AI để hoạt động mà không cần con người. Sự cạnh tranh là rất gay gắt vì công ty đầu tiên phát triển được một chiếc xe tự động an toàn và đáng tin cậy sẽ có lợi thế lớn trên thị trường.
Lời Kết
Nhìn chung, sự cạnh tranh trong các sản phẩm trí tuệ nhân tạo là rất gay gắt và việc công nghệ luôn tiếp tục tiến hóa và phát triển sẽ càng giúp cho cuộc đua này càng trở nên thú vị. Liệu ChatGPT sẽ giữ vị thế độc tôn trong bao lâu nữa? Hãy chờ xem!