Trung Quốc sẽ thay thế vị trí độc tôn hiện tại của Mỹ. Đó là quan điểm của Ray Dalio, nhà đầu tư thuộc top 100 người giàu nhất thế giới. Lý do là bởi cứ sau 100 năm, 1 quốc gia hùng mạnh nhất sẽ bị thay thế bởi một quốc gia khác đang vươn lên.

Trung Quốc và Nga đang bắt tay nhau để đánh bại vị trí số 1 của Mỹ như thế nào. Tất cả sẽ được giải thích trong bài viết này dưới góc nhìn đơn giản và thú vị.

Một rừng không thể có hai chúa sơn lâm

Trong 80 năm qua, nền kinh tế toàn cầu bị điều khiển bởi sự độc tôn của đồng dollar.

Vào năm 1970, đồng đôla từng chiếm tới 84.85% tỷ lệ dữ trữ tại các ngân hàng TW toàn cầu.

Tuy nhiên, ko có bữa tiệc nào mà không tàn. Chỉ trong vòng 20 năm, con số này đã giảm từ 71% vào 1999 xuống còn 58,8% vào năm 2021.

A Dw9B1Qinfmzlq0Glweyqi Hjcl5Cco Pi1Yycdyb43Vgrw2Orypbyckmgd86Pblwynnuvzntgxlm6C

Nhiều chuyên gia cho rằng, cái tên đứng sau sự sụt giảm này chính là Nga và TQ. Một nước thì bị Mỹ và ae châu Âu trừng phạt, 1 nước thì cạnh tranh về kinh tế, hiềm khích với Mỹ liên quan đến Đài Loan.

2 kẻ bị bắt nạt đã bắt tay nhau. Xem phim kiếm hiệp TQ thì rất hay có câu “Kịch hay còn ở phía trước”. 

Jivav1 Naqgu E4Y12Shvnmigue1Zva87Vzksarogl 7F9S 7Jrobye Qfkhggqhcq7Hffkwyjtzl1Iewlanpkqi9Stvo3Urfzi 5M2J1Newj0Oewawaorr Lpwp Fwjyv Nhgn6Gm59Mweozjfeqwmedurehcyw2Nf5 W7T00Ikj7F9Wwn9Smjsq

Điều gì làm nên sức mạnh độc tôn của đồng Đô la? 

Trong video về DXY mình đã giải thích những yếu tố khiến đồng tiền này trở nên mạnh như hiện nay. 

1. Dollar được tin tưởng

Vào năm 1944, Mỹ thông báo chính sách táo bạo, đô la được neo trực tiếp với vàng. 35$= 1 ounce vàng. Hiểu đơn giản, có bao nhiêu đồng đô la thì Mỹ có từng ấy vàng được lưu trữ. Đô la trở thành đồng tiền đc tin tưởng và giao dịch nhiều nhất trên thế giới. 

Năm 1971, tổng thống Nixon tuyên bố xóa bỏ bản vị vàng, đồng đô la sẽ không còn được neo với vàng nữa. 

Dù vậy, đô la vẫn được hậu thuẫn bởi nền kinh tế số 1 thế giới. Đồng tiền này thậm chí còn được coi là kênh trú ẩn vì mọi người tin vào uy tín và khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ.     Mdm0Vemauedzbhropwuzko2Npwmmnwwslwyvppegtforgv4Jlacafjdgjii7Ywvscy8Wm68O243Pqn4Dw2Kqefsdacb Yuv5R3Mbufe7Mai8Lljs57Umipqfrmhgil8Bawhhmkss6Cuj360Gc9C Glfzphknlcaffazpllnd3Hrlwsjtxl65Rs3 Cq

Đến nay, dù phong độ có giảm sút thì Dollar vẫn được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới. 

2. Hệ thống Petrodollar

Các quốc gia muốn mua dầu mỏ từ Ả Rập Saudi đều phải sử dụng đồng đô la và Mỹ làm mọi cách để bảo vệ hệ thống thanh toán này. Mỹ sẽ đảm bảo an ninh cho Saudi, đổi lại vua Saudi phải cam kết chỉ bán dầu lấy dollar.

Ả rập Saudi sở hữu 25% tổng lượng trữ dầu của thế giới, và là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất. 

Yqxm42Hnazulk3Fn4 H7C Fr6Rpnrb9Hl8Cjv 5Vu32Ypgrb6M0Ay R5C1Ko28Xjvigivyhaiqqbetlesfcdmocnmhw8P91Zhod Euoxexqg3Q1P3Dn7Fq Psn8Pumijo5J6O0 6Sghjh1Vtp0Sqqscdof Ujgwup8Vi9Dblyaeriycbwwineelqbq

Ví dụ nếu Hàn Quốc muốn mua dầu từ Saudi thì buộc phải có dollar, mà đồng tiền của Hàn Quốc lại là đồng won, vậy lấy dollar ở đâu ra để mua dầu?

Bắt buộc phải xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, vay tiền Mỹ hoặc cầu cạnh Mỹ để lấy dollar về. 

Mỹ nghiễm nhiên ở vị thế bá chủ, thoải mái in tiền tiêu xài bởi lẽ có nước nào mà ko cần dầu đâu.

2 lý do trên đã đem lại cho Mỹ 1 đặc quyền thứ 3, củng cố mạnh mẽ sức mạnh của Mỹ. Đó là hệ thống ngân hàng SWIFT do Mỹ và Tây Âu thành lập. Đây là hệ thống điện báo kết nối các ngân hàng trên thế giới và giao dịch hàng tỷ USD mỗi ngày.

Ví dụ anh Đu người VN chuyển 1 tỷ đồng cho anh Đỉnh người Indo. Số tiền 1 tỷ sẽ đi qua hệ thống của SWIFT để khi anh Đỉnh nhận được là Rupiah của Indo với tỷ giá phải dựa trên đồng dollar. Tức là muốn chuyển đổi tiền của 2 quốc gia thì phải thông qua đồng đô la ở giữa. 

Nga và Trung Quốc: Con giun xéo lắm cũng quằn

Mỹ và đồng minh đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT để trừng phạt chiến tranh ở Ukraine, đây là một đòn chí mạng với Nga. 

TQ và Mỹ thì ghét nhau ra mặt trên mọi mặt trận, từ chính trị đến kinh tế và công nghệ.

Và đây là những gì Nga và TQ đang làm để đánh vào sức mạnh dollar của Mỹ:

Với Nga: Từ khi có chiến sự nổ ra với Ukraine, Nga bị phương Tây cô lập và áp dụng nhiều lệnh trừng phạt hà khắc nhằm gây áp lực khiến Nga phải rút quân khỏi Ukraine. Nhưng gấu Nga không phải kẻ dễ bị đe dọa. Với vị thế là 1 trong những nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất, đặc biệt là cho châu ÂU, Tổng thống Putin đã bắt các nước châu Âu phải mua khi đốt của mình bằng đồng rúp, thay vì dolar như trước. 

G Hcjw5Kp9Hfgpoyfgrny2Frrwfuitfwxdch3Sgfreho8R0Wfbsdselonzdib Kjvr7Etdx3X Vuzwb29Va8Sn Bqfrx51Srtunxhkramga6Qcigvad3Xfuluhxxcjlenbcdbg6V Hl A5A48Idtzcqdavdoc4Al24Haubr7Nbubvcgbffdla8Bt1Q

Vậy là ngoài petrodollar, giờ sẽ có thêm petrorup.

Nếu nhìn vào biểu đồ dự trữ dollar của Nga, có thể thấy họ đã chuẩn bị cho việc này từ 2013. Nga đã bán đi lượng lớn dollar dự trữ trong kho bạc của mình, từ 150 tỷ đô vào 2013 xuống 3,98 tỷ đô vào 2021. Con số này vẫn đang tiếp tục giảm. 

Cho nên dù Ả rập Saudi chung thủy với dollar, thì quyết định của Nga rõ ràng khiến cho sức mạnh của dollar bị lung lay. Đúng là ai có nhiều dầu thì người đó lợi

Còn về phía TQ, họ đang cho các nước vay lượng tiền rất hào phóng để thực hiện tham vọng “Vành đai con đường” do chủ tịch Tập Cận Bình đề ra. Cụ thể, Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD cho 126 quốc gia “chiến lược” để giúp các nước này xây dựng cảng biển, sân bay, kho chứa và đường cao tốc chạy dọc theo Con đường Tơ lụa. Nhưng làm gì có bữa trưa nào là miễn phí.

Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một cái bẫy chết người. Theo tờ The Guardian, tổng cộng có 165 quốc gia đang nợ TQ số tiền 385 tỷ đô. Nhiều nước trong số đó ko có khả năng trả nợ, ví dụ Pakistan và Srilanka. 

Vpwifvje1Tmoxeirzuarlibewpg3Ewo Mgg4Lffzpwmaaaw1Jnylqulz5Xhsifa79Sskjx

Từ đó, TQ hạ lãi suất với điều kiện các nước phải trả nợ bằng NDT. Đến nay, Ngân hàng TW pakistan, Campuchia, Myanmar và Nga đã đồng ý thương mại song phương với TQ bằng đồng NDT.

Sự kết hợp giữa 2 phương diện: thương mại và nợ sẽ giúp TQ gây áp lực khiến các nước phải sử dụng đồng NDT của mình. 

Tuy nhiên, đó mới chỉ là cách mà TQ “làm việc” với các nước nghèo, cần phải đi vay. Còn với các nước giàu như Anh hay HQ, phải làm gì để khiến họ bỏ qua đồng dollar.

Trước hết, người ae Nga đang rất hỗ trợ TQ trong công cuộc này. Nga đang dùng đồng NDT làm tiền dự trữ trong bối cảnh Nga bị phương tây trừng phạt.

Với các quốc gia khác, TQ tạo nên 1 thỏa thuận được gọi là Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương. Giả sử TQ ký với Anh 1 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trong 5 năm với giá trị 1 triệu đô. 

TQ sẽ bán số NDT trị giá 1 triệu đô cho Anh (tương đương với 6842000 NDT). Anh sẽ đưa lại cho TQ lượng bảng Anh cũng trị giá 1 triệu đô (tương đương 847250 bảng Anh). Lúc này tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng là 8,7 và phải duy trì mức này trong 5 năm theo như thỏa thuận. 

Từ đó, 2 người ở 2 nước có thể thanh toán trực tiếp với nhau theo tỷ giá trên mà ko cần phụ thuộc vào đồng dollar và hệ thống Swift của Mỹ nữa.

Việc này vừa nhanh vừa tiết kiệm chi phí, đôi bên cùng có lợi.

Chính vì ưu điểm này mà Bắc Kinh đã tiến hành thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trị giá hơn 3000 tỷ ndt với hơn 40 nước trong đó gồm có:

  • Hongkong 400 tỷ NDT, HQ: 400 tỷ; Ngân hàng Anh: 350 tỷ; Singapore: 300 tỷ và Nga 150 tỷ

Các quốc gia sẽ khó mà từ chối bởi 1 lý do nữa, TQ là nhà SX lớn nhất với 20% toàn bộ hoạt động sản xuất của toàn thế giới. Có quá nhiều thứ cần phải mua từ TQ.

Gần đây, Ả rập Saudi đang xem xét bán dầu và lấy về đồng NDT, nếu điều này xảy ra, các nước muốn mua dầu sẽ đổ xô đi mua đồng NDT của TQ.

6Txmy9Izqktcyg7Cuzrxrizpbj2Ih2B32Vnrqqbptu7Kaqovs3Wzwrj6Ubtgtbhfyfkdcecsw0Jbf8X2Ajdxfewjbdpn3Itez9Mkil8R3Rgfassnz7Vjpq5K0H1Mbvthvpk0Azis1Wmy6Aj9Skjyjsz5Pdaoqxwxl1A Pcbutgc He4C9Gzxpok Dg

Vị trí bá chủ của đồng Dollar từ đó cũng bị thay thế. 

Chưa hết, chỉ trong vòng 20 năm thôi mà GDP của Trung quốc tăng hơn 10 lần, từ 1,2 nghìn tỷ đô vào 2000 lên 14,7 tỷ đô vào 2020. Trong khi đó, Mỹ chỉ tăng khoảng 2 lần. Nhìn vào biểu đồ, TQ chỉ cách Mỹ 1 khoảng rất gần.

4 C02Qewdtlkef6 Ai2M8O7Ov2Fpymd8T8Fbbkeqkbvpucfbz1Ltcrmdlsv6Erarwt Ufifgae8Ukaw4N Amxvp7Wcdyk0Zuwp4Dkmxcrffbh Hlmkzdnmf8Nrqbrhpr33Ftqgzlymg2Iafby2Dvltsn9Tvacoxyjkvuulm1Jta1Bhcqbg17Fgyw

Mà sức mạnh của đồng tiền phụ thuộc lớn vào sức mạnh của nền kinh tế, nên tốc độ này của TQ cũng khiến Mỹ phải e dè và nơm nớp bảo vệ vị trí độc tôn.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức dự trữ ngoại hối của nhân dân tệ trong vòng 32 năm, từ 1990-2022. 

Iu80K825 G 6Eraj5Nphjrziv K8Gd6Nngl3O Smzjmbfksjr2Bctiwoln Qughoqcpriuzkggo66Xk24H B8L1Ok2Lz8Iy1K804Ujlxabiaveyvvpbutqu08Zv4Su7Ez2Ur0Tee096Nq 2Zb Uwwkxfsv8Vsuz2O84Edgijvd Whtmp80 Ok6Tvw

Mặc dù đang ở con số khiêm tốn 2,45%. Nhưng sức tăng lại vô cùng mạnh mẽ. Nếu kết hợp với tốc độ phát triển kinh tế và chiến lược bành trướng như trên, tương lai soán ngôi đô la của đồng nhân dân tệ ko phải là ko thể xảy ra.

Hổ không gầm đừng tưởng rừng vô chủ 

Kế hoạch sẽ là như vậy, nhưng thực tế TQ và Nga sẽ gặp rất nhiều thách thức.

Đầu tiên là vấn đề về lòng tin. TQ trước giờ ko quá được lòng các nước phương Tây vì vấn đề chính trị và sự ko minh bạch của mình. Gần đây, Trung Quốc cũng đang toang vì cuộc khủng hoảng bất động sản. 5PC đã làm video phân tích, bạn có thể thấy link trên màn hình. 

Thứ hai, để bảo vệ địa vị bá quyền của mình, Mỹ đã thực thi chiến lược kiềm chế Trung Quốc gồm 6 động thái chính là:

1. Kiềm chế kinh tế 

Mỹ có các động thái quyết liệt nhắm vào kinh tế Trung Quốc bằng cách đánh thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu vào Mỹ cao sẽ làm cho hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc mất lợi thế cạnh tranh. Hoạt động xuất khẩu đình trệ dẫn tới sản xuất tại Trung Quốc suy giảm, các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. 

2. Kiềm chế công nghệ

Động thái tấn công của Mỹ đối với Trung Quốc trên mặt trận công nghệ cực kì căng thẳng. Vụ Huawei là một trong những ví dụ điển hình nhất. Thậm chí, Mỹ cấm bán một số sản phẩm công nghệ trọng yếu cho Trung Quốc. 

V2Sbaikvc649Dwlnkfm66Dr94Xbuib4M0Ursemnq8Wlkks Ghwjamv7 Zi5Bqv8Ratsadmhvupo5Y77Si1Ss Fnzq 1W4C

3. Kiềm chế tham vọng mở rộng lãnh thổ 

Với sự gia tăng sức mạnh về kinh tế và quân sự, Trung Quốc đã không ngừng tiến hành các hoạt động nhằm mở rộng lãnh thổ trên biển hết sức vô lý. 

Từ lâu, Mỹ đã thiết lập các căn cứ quân sự tạo thành vòng vây trên biển đối với Trung Quốc khiến nước này không thể dùng vũ lực trong tranh chấp biển đảo. 

7W2P0P23Pmhuunl Jnwxqb9Bmyh Cfmbpoehyueobcsishqc Lpkfrgle5Mtdpa09Ghku

Để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, Mỹ đã có các động thái nhằm “không cho phép Trung Quốc viết lại luật lệ trên biển Đông” (Talabong, 2018). 

Đừng hỏi vì sao VN không dựa vào Mỹ để giữ biển nha. Bởi vì TQ hay Mỹ thì cũng bên tám lạng kẻ nửa cân giống nhau thôi. 

4. Tấn công quyền lực mềm 

Mỹ liên tục chỉ trích TQ công khai trên các diễn đàn quốc tế như: ăn cắp công nghệ của Mỹ. Phó tổng thống Mỹ vào năm 2018 đã chỉ trích Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc nhấn chìm các đối tác trong biển nợ. Ep buộc, hối lộ và gây tổn hại cho sự độc lập của các nước khác và đó là một vành đai siết chặt, con đường một chiều, bất công và mờ ám.

5. Quân sự 

Mỹ tăng cường lực lượng quân sự tại những địa điểm có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc, điển hình như bố trí Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao tại Hàn Quốc hay tái sử dụng 5 căn cứ quân sự tại Philippines. 

6. Ngăn chặn liên minh, liên kết với TQ 

Mỹ làm mọi cách để lôi kéo các nước đứng về phía mình. Từ trừng phạt cho tới cấm vận các nước có ý định liên minh với Trung Quốc. Ví dụ, dưới sức ép của Mỹ, EU đã không đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề thương mại hay Canada buộc phải bắt Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei…

Nhìn vào lịch sử để đoán tương lai 

Quay lại với dự đoán đầu bài viết từ Ray Dalio, nhà đầu tư thuộc top 100 người giàu nhất thế giới, rằng cứ sau khoảng 100 năm, 1 cường quốc hùng mạnh nhất sẽ bị thay thế bởi 1 quốc gia khác đang phát triển.

Nhìn lại quá khứ, Anh cũng từng là nước mạnh nhất. Từ giữa thế kỷ 19 đến Thế chiến lần thứ I, Vương quốc Anh là chủ nợ lớn nhất thế giới và đồng Bảng là đồng tiền thanh toán chủ đạo trong giao dịch thương mại quốc tế. 

Ng2Zkmycu8Exaepquaiaxtn4J7Oiilirr404Yjs Bdx2Mugmkmsnqwoe Dne58Barv Fymebo7Hrd0Ylsdemqovy6Tuifeit0Tysgwskyuhiqhtuym3Ei5Td Dhtkels7X62K5Tpzrrbjupb2Mwf9Hquon2Lwwcchp7C5G3Dkj7Vfwfk6Wl Ewpww

Tuy nhiên, sau Thế chiến I, nước Anh trở thành con nợ. Mỹ đã vươn lên với lượng vàng dự trữ khổng lồ, thay thế Anh trở thành chủ nợ mới của thế giới. Trước Anh, một đế chế khác từng thống trị là Hà Lan. Mọi thứ đều xoay vần, có thịnh ắt có suy.

Với trường hợp của Mỹ, Ray Dalio dự đoán rằng, Mỹ sẽ bị thay thế bởi TQ. Quá trình chuyển giao có thể diễn ra từ 10-20 năm. Điều này còn tùy thuộc rất lớn vào động thái của Mỹ. Giống như một người ở độ tuổi 80, nếu chăm tập thể dục, ăn uống điều độ thì sức khỏe tốt và sẽ sống được lâu hơn.  

Nếu như TQ và Nga thực sự thành công với kế hoạch đầy tham vọng của họ, rất có thể trong vòng 20 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến thời khắc lịch sử: một trật tự thế giới mới được hình thành. 

Điều này sẽ xảy ra hoặc có thể không, ko thể biết chắc chắn được. Tuy nhiên, mình tin vào luật xoay vần của tự nhiên và lịch sử. 

Kết 

Video hôm nay khá dài, hy vọng đã mang lại được giá trị gì đó cho mọi người. Nếu các bạn thích video thì đừng quên nhấn nút like và theo dõi playlist trên màn hình nha.