Công nghệ blockchain đã được ứng dụng khá nhiều vào các lĩnh vực kinh doanh, đời sống thực của con người. Tuy nhiên trong thị trường tài chính thì thị trường crypto vẫn đang là một “money-game” khi có nhiều tay chơi và ít sự can thiệp của chính phủ.

Thị trường crypto phát triển rất nhanh khiến nhiều nhà đầu tư khó khăn trong việc đánh giá dự án, lựa chọn đồng coin để đầu tư. Tuy nhiên có một yếu tố mà chúng ta không thể bỏ qua khi đánh giá dự án đầu tư, hay có lúc chỉ cần có nó là chúng ta có thể quyết định đầu tư mà không cần xem nhiều yếu tố khác, đó là Tokenomics.

Trong bài viết này, Coinwire sẽ giải thích về các khái niệm liên quan đến Tokenomics là gì? Bao gồm các thuật ngữ liên quan như Token Use Case, Token Allocation,…

Tokenomics là gì?

Tokenomics có thể được hiểu đơn giản là mô hình kinh tế của một token bao gồm các yếu tố: Tổng số lượng token tối đa; Token sẽ được phân phối cho những ai với số lượng bao nhiêu; Số lượng token phân phối ra thị trường hàng tháng là bao nhiêu;…Còn rất nhiều yếu tố được đề cập trong Tokenomics, tuy nhiên nó không hề khó khăn trong việc chúng ta tiếp nhận thông tin.

Tokenomics Cua Mina

Bản chất của thị trường tài chính tự do (nơi không có sự can thiệp của chính phủ) thể hiện rất rõ bởi quy luật cung cầu mà với thị trường crypto thì tokenomics là nơi chúng ta đánh giá được nguồn cung hay lực cung rất rõ ràng.

Với một dự án không được thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư, nhưng nguồn cung cứ ồ ạt ra thị trường thì chắc hẳn giá token của dự án đó sẽ khó đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Và ngược lại các dự án rất được quan tâm từ cộng đồng và nguồn cung ở thị trường rất hạn chế, thì liệu rằng các nhà đầu tư có chịu rủi ro nào từ áp lực bán lớn không?

Sirwin Ads - 970x90

Những yếu tố quan trọng trong Tokenomics?

Đa số các thông tin được đưa ra trong Tokenimics là rất có giá trị với các nhà đầu tư, vì thế nếu có thể, chúng ta hãy đánh giá cẩn thận từng yếu tố trong Tokenomics để có thể gia tăng hiệu năng chiến lược đầu tư của mình. Sau đây, Coinwire sẽ đề cập những yếu tố quan trọng trong Tokenomics.

Coin/Token Supply

Đây là thông tin cơ bản nhất của một dự án cũng như tokenomics, với Token Supply chúng ta biết được nguồn cung của dự án là có hạn hay vô hạn? Thông thường khi đánh giá dự án mới, các nhà đầu tư sẽ cần để ý thêm yếu tố Initial supply hay còn được gọi là nguồn cung ban đầu – đây là yếu tố giúp các nhà đầu tư đánh giá được có bao nhiêu token trên thị trường trong thời gian đầu nó được giao dịch. Với các dự sắp IDO, ICO, IEO thì việc đánh giá Initial supply cũng rất quan trọng khi chúng ta có thể kiểm tra được Hard Cap của dự án.

Với một đồng coin có nguồn cung ban đầu hạn chế và được thị trường fomo thì chắc hẳn sẽ có cơ hội gặt hái được nhiều lợi nhuận. Còn với các dự án đã được giao dịch, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thêm yếu tố Circulating Supply (nguồn cung hiện tại) để đánh giá xem liệu nguồn cung trên thị trường là thế nào so với Total supply. Nếu hai chỉ số này bằng nhau thì chúng ta hãy tự đặt câu hỏi liệu rằng các nhà phát triển có còn động lực để phát triển dự án khi token nhận được từ dự án của họ là không còn.

Market Cap & Fully Diluted Valuation

Hai yếu tố này vô cùng quan trọng để đánh giá rằng mức giá của chúng ta đầu tư dự án là “rẻ” hay “đắt”. Market Cap là chỉ số được tính bằng Nguồn cung hiện tại trên thị trường * với mức giá hiện tại và Fully Diluted Valuation (Hay được gọi là Định giá) được tính bằng Tổng nguồn cung * giá hiện tại của token. 

Market Cap= Circulating Supply * Price
Fully Diluted Valuation= Total Supply * Price

Đừng nhầm lẫn rằng “rẻ/đắt” được thể hiện qua mức giá, nhiều người bị nhầm lẫn điều này, giá chúng ta thường thấy với các token không phản ánh giá trị của dự án mà chúng ta đầu tư. Chúng ta có thể xem qua 1 vài ví dụ, đồng Maker (MKR) có mức giá lên tới hơn 500 USD nhưng FDV chỉ hơn 500M USD trong khi Cardano (ADA) có mức giá 0.28 USD lại có FDV lên tới 13B USD. Chúng ta có thể thấy được việc đẩy 1 đồng coin có định giá 13B USD lên mức x2, x3 là khó hơn rất nhiều so với các dự án có FDV từ 300-400M USD.

Gia Cua Cac Token

Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng cho việc đánh giá tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hay không của các dự án. Rất nhiều nhà đầu tư luôn cố gắng tìm kiếm các dự án tiềm năng có mức FDV chỉ từ vài triệu USD cho tới vài chục triệu USD, khi đồng coin đó được quan tâm thì mức tăng trưởng sẽ rất khủng khiếp và các đồng shitcoin là một ví dụ điển hình.

Token Governance

Token Governance hay còn được biết đến là quyền quản trị đối với những người nắm giữ Token của dự án. Thông tin này có thể giá trị đối với các cá mập hay các quỹ muốn nắm giữ lượng lớn token của dự án để có thể tham gia điều hành vào dự án. Còn với các nhà đầu tư nhỏ, có thể Token Governance sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định đầu tư.

Token Allocation

Được xem là mấu chốt của Tokenomics, Token Allocation có thể được hiểu là chúng ta có một chiếc bánh trên bàn và những ai sẽ được bao nhiêu phần chiếc bánh. Những người phát triển dự án sẽ phải phân chia số lượng token của họ cho các bên liên quan và cả những phần cho mục tiêu phát triển dự án lâu dài. Thông thường điều chúng ta quan tâm đó là bao nhiêu % token được nắm giữ bới các nhà phát triển (Team&Advisors); % cho những nhà đầu tư sớm, % nhằm mục đích phát triển cộng đồng.

Một dự án có số lượng token lớn cho các nhà đầu tư sớm và chỉ dành ít % cho việc phát triển cộng đồng thì chúng ta nên cân nhắc kỹ việc đầu tư lâu dài dự án đó.

Token Allocation

Token Release

Token Release là thông tin liên quan tới việc token được “unlock”, sau khi chúng ta có được thông tin từ Token Allocation, chúng ta sẽ kết hợp với Token Release để xác định được thời điểm nào sẽ có áp lực bán tới từ đối tượng nào. Áp lực bán từ đội ngũ sẽ ít hơn áp lực bsan đến từ các quỹ đầu tư sớm từ các vòng như seed round, private sale. 

Cũng từ thông tin này, chúng ta biết được thời điểm bắt đầu có áp lực bán đề từ các bên như angel investor, đội ngũ dự án,… Điều này giúp chúng ta đánh giá được nguồn cung của thị trường trong các thời điểm có áp lực bán để kiểm soát rủi ro khi nắm giữ, giao dịch các đồng coin này.

Token Release

Ngoài ra, chúng ta cũng nên đánh giá xem phần của đội ngũ dự án từ số lượng nhận được và thời gian nhận trong bao lâu. Nếu phần token của đội ngũ dự án được phân bổ trong một thời gian dài thì chúng ta sẽ có thêm thông tin rằng các nhà phát triển sẽ gắn bó lâu dài hơn so với việc phần token của họ được phân bổ sớm và họ sẽ hết động lực làm việc tại dự án này.

Token Sale

Token Sale là thông tin về các vòng bán token của dự án, thông thường các dự án sẽ chia làm 3 giai đoạn bán token của mình bao gồm: Seed round; Private Sale; Public Sale.

Mỗi giai đoạn sẽ có mức giá bán khác nhau và thời gian phân bổ token cũng khác nhau. Với các round sớm như Seed round, các nhà đầu tư có thể có vị thế tốt hơn thậm chí hàng trăm lần so với public sale (có nghĩa rằng giá trị tại thời điểm đó được định giá thấp hơn), tuy nhiên token của họ thường sẽ bị khoá 1 năm sau thời điểm token ra mắt, và sau đó được phân phối đều lượng token trong vòng 1-2 năm. 

Điều chúng ta cần lưu ý nhất ở các vòng bán đó là giá trị ở mỗi vòng, chúng ta không thể có một mức lợi nhuận tốt lâu dài khi một quỹ đầu tư nào đó đã có lợi nhuận hàng trăm lần và họ đang chờ hết thời gian lock để được nhận token và đem đi bán.

Token Use case

Token Use Case cho các nhà đầu tư biết được token sẽ có ứng dụng gì với dự án. Mặc dù đa số các dự án đều nhấn mạnh tác dụng của token trong các thông tin mà họ đem ra thị trường, tuy nhiên rất ít dự án có sự phát triển của dự án gắn liền với chức năng của token. Rất nhiều dự án có token chỉ có một chức năng duy nhất là tham gia biểu quyết (“vote”) hay thậm chí còn không biết token có chức năng gì (memecoin).

Thông thường với các dự án DeFi, những người sỡ hữu token sẽ được chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của dự án khi đem token của họ đi staking. Tuy nhiên con số này thường rất ít, vì thế đa số những nhà đầu tư nhỏ thường không để ý nhiều đến các quyền lợi khi nắm giữ token, mặc dù thông tin đó họ nắm được.

Một số Use case mà chúng ta thường thấy điển hình đó là: Staking, trả phí giao dịch hay Governance. Theo kinh nghiệm của bản thân, khi đánh giá dự án đầu tư, chúng ta không nên đặt quá nhiều kỳ vọng tăng giá khi thấy một token có token use case “lý tưởng” – có nghĩa là nó có tác dụng gì đó rất thú vị, khiến những nhà đầu tư sở hữu nó, rất nhiều dự án đã từng như thế, tuy nhiên vẫn chịu sự đào thải đến từ thị trường

Vai trò của Tokenomics

Tokenomics có vai trò quan trọng đối với các dự án. Như đã đề cập, Tokenomics ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố “cung” của token trên thị trường giao dịch. Vì thế mức độ lạm phát hay số lượng token mà các bên liên quan nắm giữ luôn được chú ý. Một dự án có tiềm năng nhưng số lượng lớn token lại nằm trong tay các quỹ đầu tư lớn thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua ở thị trường giao ngay sẽ rất rủi ro.

Sự nổi bật nhất của blockchain trong nhiều năm qua đó là sự phân tán (decentralized), vì thế ở tokenomics cần thể hiện được điều đó. Phần lớn token nên được tập trung ở cộng đồng nhiều hơn bất kỳ một tổ chức/ cá nhân nào. Chúng ta đã có rất nhiều dự án không bán bất kỳ token nào cho các quỹ đầu tư/cá nhân, mà họ chỉ dùng token để thưởng cho những người tham gia đóng góp cho sự phát triển của dự án. Những dự án như thế này mặc dù không nhiều nhưng luôn được sự quan tâm rất mạnh mẽ đến từ cộng đồng nhà đầu tư.

Với các nhà đầu tư cá nhân, tokenomics có vai trò quan trọng trong việc đánh giá dự án đầu tư. Từ tokenomics, họ có thể kiểm tra xem được mình đang đầu tư vào giai đoạn nào của dự án: giai đoạn chưa có áp lực bán hay đã xuất hiện áp lực bán; ngoài ra các nhà đầu tư cá nhân còn đánh giá được mức giá mình đầu tư so với các chủ thể khác. Nếu mức giá quá cao so với các nhà đầu tư lớn thì việc cân nhắc loại bỏ vị thế đầu tư rủi ro là việc nên được xem xét cẩn trọng.

Sirwin Ads - 970x90

Case study về Tokenomics

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét về 2 trường hợp Tokenomics của 2 dự án trên Coinlist – một nền tảng ICO nổi tiếng trong những năm vừa qua. Một case sẽ nói về sự bất hợp lý của tokenomics liên quan đến định giá của dự án tại các vòng bán của dự án tới các nhà đầu tư, và một case về dự án có tokenomics hợp lý với các nhà đầu tư public sale.

Case study về Tokenomics bất hợp lý

Chúng ta hãy cùng xem xét qua về trường hợp của dự án Covalent được bán Public sale trên Coinlist. Đầu tiên chúng ta hãy để ý vào các chỉ số ở Public sale, tổng số token được bán ở round này là 3.1% và số tiền gọi vốn được là khoảng 8.75 triệu USD, tương đương FDV của dự án là hơn 280 triệu USD.

Với Private Sale 1 và Seed, họ nắm giữ tới lần lượt 20% và 10% total supply và FDV tại mỗi vòng cũng lần lượt là 13 triệu USD và 5 triệu USD. Chưa đánh giá qua vesting, chúng ta đã thấy được mức giá của những nhà đầu tư public sale đã quá rủi ro, con số 280 triệu USD gấp hơn 20 lần so với mức định giá của vòng Private Sale 1.

Tokenomics Khong Hop Ly

Về vesting, rõ ràng có áp lực bán rất lớn từ lúc TGE với 25% token trong tổng số 20% total supply được trả cho các nhà đầu tư Private Sale 1, còn đối với Public Sale thì ngoài việc mua phải giá cao thì họ còn phải nhận vesting rất rủi ro khi luôn chịu áp lực bán từ các round khác với vị thế tốt hơn họ hàng chục lần. 

Có lẽ rằng thời điểm dự án này được bán trên Coinlist là lúc thị trường đang hưng phấn và mọi người có rất nhiều niềm tin vào các dự án trên Coinlist khi những dự án trước đó đã có mức lợi nhuận kinh khủng nên đã có sự “gian lận” của cả phía dự án và Coinlist khi bán các dự án ở mức khá cao và rủi ro cho những người mua Public Sale.

Case study về Tokenomics có lợi cho nhà đầu tư cá nhân

Mặc dù cũng là một dự án được bán trên Coinlist, nhưng dự án Casper lại đem đến thành công rất lớn cho các nhà đầu tư cá nhân khi mua Public Sale. Sau đây chúng ta hãy cùng kiểm tra xem Tokenomics của dự án ảnh hưởng thế nào tới lợi nhuận của các nhà đầu tư cá nhân.

Đầu tiên chúng ta đánh giá Token Allocation, chúng ta thấy khác biệt rõ ràng giữa Casper và Covanlent khi Casper họ bán tới 16% total supply cho vòng Public sale – nơi có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia. Và những tổ chức tham gia đầu tư sớm đều là những Validator của họ, các tổ chức này ngoài việc rót vốn đầu tư thì họ còn phải tham gia vào quá trình làm Validator – có thể hiểu đơn giản là đóng góp trực tiếp vào hoạt động của blockchain.

Token Distribution Cua Du An Genesis

Thứ hai về mức giá bán, Round Public sale không chênh lệch nhiều so với các round khác khi mức giá ở Validator Sale R1 và R2 lần lượt chỉ là 0.01 USD và 0.015 USD. Có thể so sánh rằng mức giá Validator R2 là Public sale ở Option 1 là bằng nhau, trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ không cần đáp ứng các yêu cầu như những tổ chức đầu tư trước đó. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng dự án rất ưu tiên cho các nhà đầu tư cá nhân ở vòng Public sale.

Cac Round Goi Von Cua Mot Du An

Và việc thiết kế Tokenomics hợp lý của dự án Casper đã đem đến lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư cá nhân khi những nhà đầu tư vào Option 3 đã có được mức lợi nhuận từ 10-20 lần so với mức vốn. Mặc dù Casper và Covalent là 2 dự án public sale trên Coinlist cách nhau không lâu nhưng chúng ta có thể thấy được sự khác nhau về lợi nhuận khi so sánh vào Tokenomics.

Có thể bạn chưa biết : Metaverse là gì? Những điều cần biết về Metaverse

Tìm kiếm thông tin Tokenomics ở đâu?

Thông thường để tìm kiếm thông tin về Tokenomics của dự án, chúng ta sẽ thường vào website chính của dự án và tìm đến các mục như “Whitepaper”, “Economics Whitepaper” hay “Docs”. Nhưng thông thường thông tin tokenomics của dự án sẽ được giới thiệu trong phần Whitepaper của dự án, ở đây chúng ta sẽ đọc được đầy đủ các thông tin về dự án bao gồm các khía cạnh như technical, team…

Ngoài ra, dễ dàng hơn chúng ta có thể sử dụng Coingecko để tìm kiếm thông tin về Tokenomics. Chỉ cần truy cập vào từng đồng coin là chúng ta có thể truy cập thông tin tokenomics của bất kỳ dự án nào. Đây là một tính năng mới được Coingecko triển khai thêm gần đây. Mặc dù thông tin còn rất hạn chế chỉ bao gồm Token Allocation và Token Release, nhưng chúng cũng đã hỗ trợ các nhà giao dịch rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian tìm kiếm các thông tin.

Tokenomics Cua Du An Uniswap

Tổng kết

Tokenomics có cấu trúc khá đơn giản để các nhà đầu tư có thể tiếp cận các thông tin liên quan đến token của dự án. Tuy nhiên nó lại có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư đánh giá vị thế, đánh giá rủi ro trước khi quyết định đầu tư. Việc tìm hiểu kỹ tokenomics của bất kỳ dự án nào trước khi đầu tư là một bước rất quan trọng không thể thiểu trong quá trình đầu tư. Hy vọng với bài viết này từ Coinwire, mọi người có thể hiểu hơn về Tokenomics và cách đánh giá dự án dựa trên Tokenomics.

Sirwin Ads - 300x250