Thời gian gần đây, chúng ta được nghe đến rất nhiều dự án Layer 2 được các nhà đầu tư cho rằng sẽ đem đến cho thị trường crypto một bước phát triển mới để cải thiện những vấn đề hiện tại của các dự án layer 1. Sự thay đổi nhanh chóng của các công nghệ khiến nhà đầu tư mới, thậm chí các nhà đầu tư lâu năm vốn chỉ tập trung vào việc giao dịch theo phân tích kỹ thuật.

Để hiểu được các thuật ngữ mới, chúng ta cần hiểu được các thuật ngữ ban đầu của nó. Để bắt kịp với sự quan tâm của cộng đồng với crypto với layer 2 blockchain hiện nay thì chúng ta cần đi tìm hiểu lại Layer 1 blockchain là gì?

Trong bài viết này, Coinwire sẽ đi vào giới thiệu cho các nhà đầu tư nắm được Layer 1 blockchain là gì và từ đó có nền tảng để bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các dự án Layer 2.

Layer 1 blockchain là gì?

Layer 1 blockchain là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hệ thống blockchain cấp thấp nhất, hay còn được gọi là “thanh ghi phân tán” (distributed ledger). Đây là lớp blockchain mà các ứng dụng blockchain được xây dựng trên đó và các giao dịch được xác nhận và ghi lại. 

Layer 1 blockchain bao gồm cấu trúc dữ liệu phân tán, trong đó các khối (block) được liên kết với nhau để tạo thành một chuỗi (chain) có tính chất không thể sửa đổi (immutable). Tất cả các giao dịch được xác nhận và ghi lại trên blockchain này.

Blockchain Layers

Một trong những đặc tính quan trọng của layer 1 blockchain là tính an toàn và đáng tin cậy. Blockchain này được bảo vệ bởi một mạng lưới phân tán của các nút (node) và được đảm bảo bằng cách sử dụng các thuật toán mã hóa mạnh để ngăn chặn các hành động gian lận, như sửa đổi dữ liệu hoặc tấn công mạng. 

Một trong những ví dụ nổi tiếng của layer 1 blockchain là Bitcoin. Bitcoin được xây dựng trên một blockchain đơn giản, sử dụng một ngôn ngữ lập trình đơn giản để tạo ra các smart contract đơn giản. Ethereum cũng là một ví dụ khác của layer 1 blockchain, nhưng khác với Bitcoin, Ethereum được xây dựng trên một blockchain đa chức năng, cho phép phát triển các ứng dụng phức tạp hơn.

Lampapuy 970x90

Các thành phần cốt lõi của layer 1 blockchain

Đa số các dự án mà chúng ta được biết đến hiện nay đều là các dự án Layer 1 blockchain bao gồm Bitcoin, Ethereum, BNB Smartchain, Avalanche, Solana, Near và Cardano… Tất cả chúng đều có một số đặc điểm để xác định chúng là layer 1 blockchain.

Cách block xuất hiện

Các đơn vị block (để ghi lại các giao dịch và thông tin) của blockchain được tạo ra từ các nhà khai thác (miners) hoặc các nhà xác minh (validator) và được ghi lại trên các chuỗi. Các block này có dữ liệu chứa tham chiếu đến các khối dữ liệu được tạo trước nó và mang thông tin về các giao dịch mới. Và từ đó tạo ra một “sổ cái công khai” mà chúng ta gọi là blockchain.

Minh Hoa Ve Blockchain

Bảo mật

Layer 1 blockchain xác định các tham số chịu trách nhiệm bảo mật network, nó có thể là cơ chế đồng thuận POW (Proof of Work) hoặc POS (Proof of Stake). Mặc dù có thể các dự án layer 2 có thể cung cấp một số phương pháp bảo mật khác, nhưng layer 1 blockchain sẽ là nơi cuối cùng trong hệ thống bảo mật hệ sinh thái của nó.

Giao dịch cuối cùng

Giao dịch cuối cùng là sự đảm bảo rằng một giao dịch không thể thay đổi hoặc hoàn tác lại giao dịch đó. Đó là điểm mà một giao dịch được ghi lại ở trạng thái không thể huỷ bỏ trên chuỗi. Mặc dù các giao dịch có thể được xử lý trên các Layer khác như Layer 2, nhưng nơi duy nhất mà chúng có thể được hoàn thành là trên Layer 1 blockchain.

Các dự án Layer 1 blockchain hiện tại

Ảnh dưới đây là một số dự án blockchain đã mainnet, hoạt động một thời gian khá dài và được cộng đồng các nhà đầu tư quan tâm. Ảnh bên dưới cũng cho ta biết được con số TPS (Transaction per second) của mỗi Layer 1 blockchain. Nổi bật về TPS chúng ta có thể thấy hai dự án là Internet ComputerSolana với TPS lần lượt là 5000+ và 3000+.

Mặc dù TPS là một chỉ số quan trọng, nhưng nó cần được đánh giá cùng với sự phát triển hệ sinh thái trên blockchain đó. Đối với ICP blockchain, mặc dù con số TPS các nhà phát triển đưa ra khá cao, tuy nhiên hệ sinh thái của nó vẫn đang rất sơ khai, chưa thực sự thu hút đông đảo người dùng đến với blockchain này. Vì thế con số TPS mà họ đề cập chưa có nhiều ý nghĩa cho tới hiện tại.

Kha Nang Mo Rong Cua Cac Blockchain

Với dự án Solana, thực sự các nhà đầu tư đã được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nó trong giai đoạn 2020-2021 khi hệ sinh thái của nó bùng nổ mạnh và thu hút rất nhiều người dùng. Có thời điểm nó chỉ đứng sau hai ông lớn là Ethereum và BNB Smartchain. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, đã có nhiều lần layer 1 blockchain này đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn, buộc cả network phải dừng hoạt động.

Rõ ràng chúng ta thấy được vấn đề của đa số của các layer 1 blockchain hiện tại vẫn là vấn đề mở rộng.

Lampapuy 970x90

Vai trò của các dự án Layer 1 với sự phát triển của crypto

Chúng ta cùng quay lại một chút về sự bùng nổ của thị trường tiền điện từ trong giai đoạn 2020-2022, sự phát triển mạnh mẽ của toàn thị trường đến từ các lĩnh vực chính là DeFi, GameFi, Metaverse. Để những lĩnh vực này phát triển thì cần có những nền tảng blockchain cơ sở cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng mà được gọi là layer 1 blockchain.

Có thể nói trong giai đoạn này các dự án Layer 1 blockchain đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển chung của toàn thị trường crypto khi chúng thu hút được rất nhiều dòng tiền về với nền tảng thông qua sự phát triển của các Dapps.

Thi Phan Cua Cac Du An Layer 1

Ảnh trên là Total Value Locked của các blockchain vào thời điểm cuối tháng 3 năm 2023, cho tới thời điểm này mặc dù các dự án Layer 2 đã có những bước tiến mạnh mẽ nhưng rõ ràng vị thế của các dự án Layer 1 blockchain vẫn đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thị trường tiền điện tử hiện tại.

Các phương thức mở rộng Layer 1 blockchain

Mặc dù các dự án Layer 1 blockchain đang có một số vấn đề hạn chế, nhưng các Layer 1 blockchain có thể cải thiện những vấn đề của mình bằng các phương thức dưới đây.

Tăng kích thước block

Đơn giản có thể hiểu rằng phương thức này là tăng cái hộp đựng lên để nó có thể lưu trữ thêm nhiều thông tin. Từ đó có thể giúp blockchain xử lý nhiều giao dịch hơn dẫn đến thời gian giao dịch nhanh hơn và chi phí cho mỗi giao dịch sẽ rẻ hơn.

Thay đổi cơ chế đồng thuận

Các dự án Layer 1 blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận POS thường sẽ có tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn các dự án sử dụng cơ chế đồng thuận POW. Vì thế chuyển từ cơ chế POW sang POS là một phương thức khả thi cho các dự án Layer 1 blockchain. Chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi này với Ethereum blockchain khi nó đã chuyển từ POW sang POS với sự kiện The Merge. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng sự thay đổi cơ chế sẽ làm giảm đi sự bảo mật và tập trung hoá kém hơn.

Sharding

Sharding hay được gọi là kỹ thuật phân mảnh, và kỹ thuật này sẽ phân vùng, tách các cơ sở dữ liệu lớn thành các vùng nhỏ hơn. Nhưng chức năng và vai trò của nó vẫn được giữ nguyên, từ đó giúp tăng tốc độ xử lý các thuật toán và tăng tốc độ giao dịch. Tuy nhiên giao tiếp giữa các chuỗi phân mảnh có thể phức tạp, dẫn đến tính bảo mật kém hơn cho chuỗi khối.

Sharding Trong Crypto
Lampapuy 970x90

Một số dự án Layer 1 blockchain nổi bật 2023

Ethereum blockchain

Mặc dù là một Layer 1 blockchain gạo cội trong thị trường crypto nhưng các nhà đầu tư vẫn luôn trông chờ những sự cải thiện đột phá của blockchain này. Đặc biệt sau sự kiện The Merge và Shanghai sắp tới, những điểm hạn chế của Ethereum blockchain sẽ được cải thiện mạnh mẽ để thu hút người dùng và cả những nhà phát triển.

Ngoài ra sự phát triển của các dự án Layer 2 cũng sẽ là một điểm đáng chờ đợi với Layer 1 blockchain này. Độc giả có thể tìm hiểu sâu hơn layer 2 blockchain là gì trong bài viết của chúng tôi.

Mina protocol

Mina protocol là một giao thức blockchain mới được giới thiệu vào năm 2021, với tiềm năng trở thành một trong những dự án blockchain đột phá nhất trong những năm tới. Điểm nổi bật của Mina protocol là khả năng giải quyết vấn đề kích thước blockchain trên nền tảng Proof of Stake.

Mina Protocol

Thay vì tạo ra một blockchain rất lớn như các dự án khác, Mina sử dụng một cách tiếp cận độc đáo gọi là “SNARKs” (Succinct Non-Interactive Argument of Knowledge) để giảm kích thước blockchain xuống chỉ còn vài kilobytes. Điều này giúp Mina giảm tải cho các nút mạng, giảm đáng kể thời gian đồng bộ hóa và tăng tốc độ giao dịch. Đồng thời, nhờ vào việc giảm kích thước blockchain, Mina cho phép dễ dàng hơn trong việc lưu trữ và truyền tải dữ liệu, và giảm đáng kể chi phí lưu trữ.

Hiện nay hệ sinh thái của Mina blockchain chưa được mở rộng, tuy nhiên khi có sự xuất hiện của các ứng dụng phi tập trung thì các nhà đầu tư có thể trông chờ một sự phát triển nhanh chóng với khả năng mở rộng của Mina blockchain.

Aptos

Aptos là một blockchain đang được kỳ vọng có những sự phát triển mạnh mẽ khi đội ngũ phát triển dự án này là những người từng phát triển dự án DIEM của Facebook. Aptos là một blockchain được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Move có khả năng tối ưu mạnh mẽ và quen thuộc với các nhà phát triển.

Những ngày đầu mới ra mắt vào cuối năm 2022, layer 1 blockchain này gây ấn tượng với mức TPS lên tới 130.000 transaction/s. Tuy nhiên chúng ta cần kiểm chứng thêm sau khi blockchain này có hệ sinh thái các ứng dụng để thu hút người dùng. Hiện tại các dự án trên Aptos là chưa nhiều và cũng chưa đặc biệt thu hút những nhà đầu tư tham gia tìm kiếm cơ hội đầu tư trên hệ sinh thái Aptos blockchain.

Sui

Bên cạnh Aptos thì Sui cũng là một cái tên đang được cộng đồng mong chờ khá nhiều, đội ngũ của Sui cũng từng làm việc trong dự án DIEM của Facebook và họ cũng sử dụng ngôn ngữ Move để xây dựng layer 1 blockchain của mình. Cơ chế đồng thuận của Sui là Proof of Stake và các nhà sáng lập dự án layer 1 blockchain này đã xác định xây dựng dự án nhằm hỗ trợ Web3 và NFT thay vì tập trung vào DeFi như Solana.

Sui Blockchain

Lần gọi vốn gần nhất của Sui là Series B với số tiền gọi vốn được lên tới 300 triệu USD. Điều này chứng tỏ rằng Sui không phải là một dự án với mục tiêu nhỏ mà có thể là một nền tảng xu hướng trong tương lai.

Tổng kết

Layer 1 blockchain vẫn đóng vai trò vô cùng to lớn cho sự phát triển của thị trường crypto. Nó là nền tảng cơ sở phát triển của thị trường từ lúc khởi đầu cho tới thời điểm hiện tại. Mặc dù bây giờ các dự án layer 2 đã phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn chưa thể có những sự tác động rõ rệt so với các dự án Layer 1. Và chúng ta cũng có thể trông chờ các dự án Layer 1 blockchain đang được phát triển sẽ mang đến công nghệ mới, sự tiếp cận dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư và loại bỏ những hạn chế của những blockchain hiện tại.

Lampapuy 300x250